BẢN ĐỒ ĐÔ THÀNH SÀI GÒN, RANH CŨ VÀ MỚI CÁC QUẬN (1969), TỶ LỆ 1/20.000
Đây là bản đồ đính kèm sắc lệnh số 073-SL/NV ngày 01/7/1969 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quận Mười và Quận Mười Một thuộc Đô thành Sài Gòn.[1] Nội dung sắc lệnh là thành lập hai quận mới trên cơ sở chia tách các quận đã có.
Địa phận Quận Mười gồm: Phường Chí Hòa (Quận Ba), phường Phan Thanh Giản (Quận Ba), phường Nguyễn Tri Phương (Quận Năm), phường Minh Mạng (Quận Năm). Ranh giới Quận Mười: Ranh Sài Gòn - Gia Định chạy từ đường Nguyễn Văn Thoại đến Lê Văn Duyệt, đường Lê Văn Duyệt, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Thanh Giản, Lý Thái Tổ, đại lộ Hùng Vương, Trần Hoàng Quân và Nguyễn Văn Thoại
Địa phận Quận Mười Một gồm: Phường Cầu Tre (Quận Sáu), phường Bình Thới (Quận Sáu), phường Phú Thọ Hòa (Quận Sáu), phường Phú Thọ (Quận Năm). Ranh giới Quận Mười Một: Ranh Sài Gòn-Chợ Lớn chạy từ đường Tân Hòa đến đường Nguyễn Văn Thoại, đường Nguyễn Văn Thoại, đại lộ Trần Hoàng Quân, bến Dương Công Trừng, đường Lục Tỉnh, đường Tân Hòa tới ranh Gia Định.
Đối chiếu hiện nay, địa giới Quận Mười được hình thành trên một phần Quận Năm và một ít địa phận Quận Ba. Địa giới Quận Mười Một được hình thành trên một phần Quận Năm và một phần Quận Sáu. Cho đến ngày nay, địa giới Quận Mười vẫn giống như tại thời điểm lập, địa giới Quận Mười Một thì có khác đôi chút. Như vậy đến năm 1969, Đô thành Sài Gòn có tổng cộng 11 quận.
Giai đoạn này chính quyền vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc quy hoạch chỉnh trang, quy hoạch xây dựng phát triển đô thành Sài Gòn. Ngoài ra, ban hành các chính sách nhằm kiểm soát phát triển Đô thành cũng là một công việc thường xuyên để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị tại Sài Gòn. Theo nghị định số 238/TK ngày 12/5/1972 về việc cải hạng một số vùng kiến trúc hạng I sang vùng kiến trúc hạng II và tu chỉnh lại một phần của nghị định Đô chánh số 191 ngày 09/4/1954[2]:
Vùng kiến trúc hạng I
- Khu A: Giới định như sau đây:
Phía Bắc: Chỉ một định tuyến cách 40m phía bắc và phía nam đường Công Lý, từ rạch Thị Nghè đến đường Nguyễn Đình Chiểu; Chỉ ranh Đông đường Yên Đổ từ đường Công Lý đến ranh Nam đường Pasteur nối dài; Chỉ ranh Nam đường Pasteur nối dài từ ranh Đông Yên Đổ đến ranh Tây Hiền Vương; Chỉ phía Nam Hiền Vương, từ đường Pasteur đến đường Trần Tấn Phát; Chỉ đường phía Nam Trần Tấn Phát, từ đường Hiền Vương tới đường Phan Thanh Giản; Chỉ phía Nam đường Phan Thanh Giản, từ đường Trần Tấn Phát tới đường Mạc Đĩnh Chi; Chỉ một định tuyến cách 40m phía Bắc ranh đường Mạc Đĩnh Chi từ đường Phan Thanh Giản đến đường Nguyễn Du.
Phía Đông: Chỉ một định tuyến phía Tây đường Nguyễn Du, từ đường Mạc Đĩnh Chi tới đường Công Lý; Chỉ một định tuyến cách 40m phía Đông ranh giới Nguyễn Du, từ đường Công Lý ranh giới Bắc đường Lê Văn Duyệt.
Phía Nam: Chỉ phía Bắc đường Lê Văn Duyệt từ một định tuyến 40m phía Đông đường Nguyễn Du đến đường Hồng Thập Tự; Cách 40m bắc Lê Văn Duyệt, từ ranh Tây đường Hồng Thập Tự ranh đông Phan Đình Phùng; Chỉ ranh bắc Lê Văn Duyệt, từ ranh tây đường Phan Đình Phùng đến ranh đông đường Yên Đổ.
Phía Tây: Chỉ ranh Tây đường Yên Đổ, từ Công trường Dân Chủ đến ranh bắc đường Nguyễn Thông; Chỉ ranh bắc đường Nguyễn Thông, từ đường Yên Đổ đến một định tuyến 40m phía tây đường Kỳ Đồng; Chỉ một định tuyến 40m hướng tây đường Kỳ Đồng từ đường Nguyễn Thông đếnh ranh nam đường Trương Minh Giảng; Chỉ ranh nam đường Trương Minh Giảng, từ định tuyến 40m tây đường Kỳ Đồng đến ranh đông đường Yên Đổ; Chỉ ranh đông đường Yên Đổ, từ đường Trương Minh Giảng đến ranh nam đường Công Lý.
- Khu B: Chỉ định tuyến 40m hướng nam đường Lê Văn Duyệt, từ ranh Bùng Binh đến Công trường Dân Chủ;
- Khu C: Tam giác bao bọc bởi các đường Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản và Nguyễn Thượng Hiền
- Khu D: Chỉ định tuyến 40m đông đường Hồng Thập Tự, từ Thiết lộ Sài Gòn đến Công trường Cộng Hòa; Chỉ định tuyến 40m phía tây đường Hồng Thập Tự, từ Thiết lộ Sài Gòn Nha Trang đến định tuyến 40m bắc đường Cao Thắng; Chỉ định tuyến 40m hướng tây đường Hồng Thập Tự, từ định tuyến 40m nam đường Cao Thắng đến đường Nguyễn Thiện Thuật.
- Khu E: Chỉ định tuyến 40m phía đông đường Nguyễn Hoàng, từ Công trường Cộng Hòa đến ranh bắc đường Trần Bình Trọng; Chỉ ranh bắc đường Trần Bình Trọng từ giao điểm định tuyến 40m đông đường Nguyễn Hoàng đến ranh tây Đại lộ Hùng Vương; Chỉ định tuyến 40m bắc đường Cao Thắng từ ranh định tuyến 40m đông đường Phan Thanh Giản đến ranh tây đường Hồng Thập Tự; Chỉ định tuyến 40m nam Cao Thắng từ ranh tây đường Phan Thanh Giản đến ranh tây đường Hồng Thập Tự
- Khu F: Chỉ định tuyến 40m tây Hồng Thập Tự từ ranh định tuyến 40m nam đường Lê Văn Duyệt đến ranh bắc đường Thiết Lộ Sài Gòn - Nha Trang; Chỉ định tuyến 40m đông đường Hồng Thập Tự, từ ranh định tuyến 40m nam đường Lê Văn Duyệt đến ranh bắc Thiết lộ Sài Gòn - Nha Trang
- Khu G: Chỉ định tuyến 40m bắc Lý Thái Tổ từ định tuyến 40m tây đường Vĩnh Viễn nối dài đến ranh tây đường Công trường Cộng Hòa; Chỉ định tuyến 40m tây đường Hồng Thập Tự từ ranh tây Công trường Cộng Hòa đến ranh nam đường Nguyễn Thiện Thuật
- Khu H: Chỉ định tuyến 40m nam Pétrus- Ký từ ranh định tuyến 40m tây đường Vĩnh Viễn đến ranh định tuyến 40m đông đường Nguyễn Hoàng; Chỉ định tuyến 40m nam đường Nguyễn Hoàng từ ranh bắc đường Pétrus- Ký đến ranh nam đường Trần Bình Trọng; Chỉ ranh nam đường Trần Bình Trọng từ giao điểm định tuyến 40m ranh đông đường Nguyễn Hoàng đến ranh đông đường Hùng Vương; Chỉ ranh đông đường Hùng Vương từ ranh nam đường Trần Bình Trọng đến ranh bắc đường Pétrus- Ký.
Song song với các điều chỉnh về quy định quản lý đô thị, chính quyền còn tổ chức đặt và thay đổi tên các tuyến đường trong Đô thành Sài Gòn. Cụ thể theo nghị định số 31/KH ngày 10/01/1972 của Đô trưởng Sài Gòn về việc đổi tên và đặt tên các công trường, tuyến đường trong Đô thành Sài Gòn.[3] Cụ thể là Công viên Mê Linh thành Công trường Bạch Đằng, giới hạn bởi các đường Thi Sách, Hai Bà Trưng, Phan Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp, Ngô Đức Kế và bến Bạch Đằng. Đồng thời cũng đổi tên một số đường sá như sau:
Tên cũ hoặc tục danh | Giới hạn, chiều dài và chiều rộng | Tên mới |
Đường Rạch Cát đi Bà Điểm | Từ bến Phú Định đến đường Tân Hòa Đồng, dài 5.920m, rộng 6m | Đường An Dương Vương |
Hương lộ 14 | Từ Tân Hòa đến hương lột 15 dài 2.693m, rộng 6m | Đường Lạc Long Quân |
Hương lộ 15 | Từ Lê Đại hành đến hương lộ 14 dài 850m, rộng 8m | Đường Âu Cơ |
Đường Phú Định đi Phú Lâm | Từ đường Rạch Cát đi Phú Lâm đến đường Lục tỉnh dài 1.140m, rộng 4m | Thiệu Trị |
Đường Rạch Cát đi Phú Lâm | Từ đường Rạch Cát đi Bà Điểm tới đường Nguyễn Văn Giò dài 1.160m rộng 3m | Lý Chiêu Hoàng |
Hương lộ 7 | Từ Kinh Đôi tới ranh tỉnh Gia Định dài 1.340m rộng 4m | Nguyễn Hải Thần |
Dốc Cầu chữ Y nối dài | Từ Dạ Nam cầu Chữ Y đến ranh tỉnh Gia Định dài 1.400m rộng 8m | Khải Định |
Đường số 46 | Từ đường Phú Thọ đến Bến Dương Công Trừng dài 1.014m, rộng 80 | Văn Điển Quang |
Đường 25 thước | Từ Hương lột 14 đến đường Bình Thới dài 480m rộng 4m | Ông Ích Khiêm |
Đường số 54 | Từ bến Lò Gốm đến đường Lê Quang Hiển dài 900m rộng 8m | Phạm Quỳnh |
Đường số 56 | Từ Bến Lò Gốm đến đường Lê Quang Hiển dài 930m rộng 8m | Trần Trung Lập |
Đường Kiều Công Mai | Từ Trần Quốc Toản đến Phan Thanh Giản dài 165m rộng 7m | Trần Văn Văn |
Đường Nhiệt Điện | Từ đầu cầu sắt Xa Lộ đến bến Thương Cảng dài 4.700m rộng 4m | Trần Trọng Kim |
Đưởng Liên tỉnh 25 | Từ sông Sài Gòn đến đường Nhiệt Điện dài 2.075m rộng 10m | Nguyễn Tường Tam |
Đường số 41 | Từ bến Phú Lâm đến đường Xóm Đất dài 765m rộng 10m | Phan Xích Long |
Đường số 43 | Từ bến Phú Lâm đến đường Xóm Đất dài 780 rộng 8m | Thái Phiên |
Đường số 39 | Từ bến Phú Lâm đến đường Xóm Đất dài 740m rộng 8m | Dương Diên Nghệ |
Đường số 105 | Từ ĐL Hưng Phú đến bến Nguyễn Duy dài 180m rộng 6m | Hoàng Kế Viêm |
Đường 109 | Từ ĐL Hưng Phú đến Bến Nguyễn Duy dài 180m rộng 6m | Võ Trứ |
Đường Embarcadère | Từ bến Ba Đình đến Kinh Đôi dài 230m rộng 4m | Trần Văn Thành |
Đường số 6 | Từ đường số 29 đến đường Chánh Hưng dài 580m rộng 10m | Đào Cao Mộc |
Đường số 27 | Từ đường số 14 đến bến Phạm Thế Hiển dài 200m rộng 4m | Khái Hưng |
Đường số 11 | Từ đường số 18 đến bến Phạm Thế Hiển dài 380m rộng 4m | Đông Hồ |
Đường số 15 | Từ đường số 18 đến bến Phạm Thế Hiển dài 250m rộng 10m | Hồ Biểu Chánh |
Đường số 19 | Từ đường số 16 đến bến Phạm Thế Hiển dài 320m, rộng 4m | Nguyễn Văn Vĩnh |
Đường Nguyễn Thông nối dài | Từ đường Nguyễn Thôn đến đường Lê Văn Duyệt (hẻm Bà Xếp) dài 1.080m rộng 6m | Hoàng Đạo |
Đường Bông Sao | Từ bến Phạm Thế Hiển đến rạch Bồ Đề dài 913m rộng 4m | Kiến Quốc Phu nhân |
Đường Điện Đa Nhim | Từ đường Liên Tỉnh số 15 đến đường Bông Sao dài khoảng 850 rộng 4m | Hoàng Tử Cảnh |
