THÀNH PHỐ SÀI GÒN VÀ CHỢ LỚN NĂM 1906

Đây là bản đồ thực hiện mở rộng thành phố Sài Gòn bằng việc sáp nhập làng Khánh Hội và một phần làng Chánh Hưng vào đô thị Sài Gòn.

Như đã nói phần về Dự án sáp nhập hai làng Tân Hòa và Phú Thạnh vào thành phố Sài Gòn ở trên, năm 1894, diện tích đô thị thành phố Sài Gòn sau khi sáp nhập là 770ha. Ngày 15/3/1895, chính quyền thuộc địa ra nghị định sáp nhập một phần làng Khánh Hội và Tam Hội, dọc theo sông Sài Gòn vào thành phố Sài Gòn, nâng tổng diện tích lên 865 ha. Mục đích của việc sáp nhập này là đưa thương cảng phía nam về địa giới thành phố Sài Gòn.

Đến năm 1907, chính quyền tiếp tục sáp nhập làng Khánh Hội và một phần làng Chánh Hưng, tổng Dương Minh, tỉnh Chợ Lớn vào thành phố Sài Gòn bằng nghị định ngày 16/8/1907 của Toàn quyền Đông Dương.[1] Làng Khánh Hội là kết quả sáp nhập của ba làng Tam Hội, Vĩnh Hội và làng Khánh Hội, theo nghị định ngày 02/5/1888 của Thống đốc Nam Kỳ.[2] Như vậy, lúc này phía nam của thành phố Sài Gòn lấy rạch Ong Lớn, Ông Đội và Rạch Bàng làm ranh giới. Tổng diện tích thành phố Sài Gòn lên đến 17km2.

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
50 BẢN ĐỒ TIÊU BIỂU