THÀNH PHỐ SÀI GÒN, PHẦN PHÍA NAM KINH TẺ, TỶ LỆ 1/10.000

Nội dung bản đồ thể hiện hiện trạng khu vực phía nam kinh Tẻ, thuộc địa giới thành phố Sài Gòn. Đây là phần diện tích được giới hạn bởi kinh Tẻ phía bắc, rạch Ông Đội - Rạch Bàng ở phía nam, rạch Ong Lớn ở phía tây. Phần diện tích này được đề xuất sáp nhập vào tỉnh Gia Định, cụ thể là phần phía đông sáp nhập vào làng Tân Thuận Đông và phần phía tây sáp nhập vào làng Tân Quy Đông, đều thuộc tổng Bình Trị Hạ, tỉnh Gia Định.

Quá trình thay đổi như sau: Sau sự kiện sáp nhập làng Khánh Hội vào thành phố Sài Gòn vào năm 1907, chính quyền tiếp tục sáp nhập một phần đất làng Tân Thuận Đông vào thành phố. Cụ thể, theo nghị định ngày 01/02/1910, Toàn quyền Đông Dương cho sáp nhập vào thành phố Sài Gòn một khoảnh đất xen cư nằm giữa rạch Bàng Đông và kinh Tẻ (nằm gần của kinh này), thuộc làng Tân Thuận Đông, tổng Bình Trị Hạ, tỉnh Gia Định; và một khoảnh đất cũng thuộc làng này, nằm đối diện với khoảnh đất vừa nhắc đến, giáp sông Sài Gòn ở phía bắc, kinh Tẻ ở phía tây (nằm trên bờ phải kinh Tẻ), rạch Bàng Đông ở phía nam và một đường ranh giới với làng Tân Thuận Đông ở phía đông[1]. Đến ngày 05/10/1918, tách toàn bộ phần đất nằm ở phía nam kinh Tẻ của thành phố Sài Gòn ra và sáp nhập vào các làng Tân Thuận Đông và Tân Quy Đông, tổng Bình Trị Hạ, tỉnh Gia Định.[2] Diện tích phần đất tách ra khỏi thành phố Sài Gòn là 1,95 km2, diện tích thành phố Sài Gòn phần còn lại là 15,05 km2.

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
50 BẢN ĐỒ TIÊU BIỂU